Email Bản in

Cuộc gặp gỡ của hai… Châu

Soạn giả Viễn Châu - một con người tài hoa

h1

Soạn giả Viễn Châu tên thật là Huỳnh Trí Bá, sinh năm 1924  tại xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Vì sinh trưởng trong một gia đình Nho giáo nên ông cũng theo đuổi Nho văn nhưng lại sớm có thiên tư về âm nhạc. Khi còn học ở trường, ông đã mê đờn ca, cả tân lẫn cổ, thường có mặt trong các buổi đờn ca tài tử hoặc cùng bạn bè tổ chức đờn ca. Sự hiểu biết về bài bản cải lương là do ông học lóm chương trình ca cổ nhạc ở các dĩa nhựa và đài phát thanh. Đến năm 19 tuổi, ông đàn thạo các loại đàn tranh, violon, guitar và được nhiều người khen ngợi. Ham vui, ông bỏ nhà lên Sài Gòn tìm đến các ban nhạc lừng danh lúc bấy giờ.

Là người có kiến thức uyên bác, sâu rộng nên ca từ trong tất cả các tác phẩm của ông tuy bình dị, gần gũi nhưng lại rất mượt mà, bay bướm và đầy chất thơ nhạc. Nhưng nếu so sánh giữa những bài ca vọng cổ đơn chiếc và những vở tuồng cải lương dài thì vì tài viết văn ghép vào nhạc của ông quá xuất sắc, quá điêu luyện nên ông được nhiều bình luận gia về cổ nhạc cho rằng ông đã vượt trội về tên tuổi trong các tác phẩm vọng cổ hơn những vở tuồng cải lương. Tính đến nay, ông đã tạo ra một gia tài văn hóa đặc thù rất phong phú với hơn 2.000 bài vọng cổ và 70 vở cải lương. Trong đó, ông đã tạo ra được những dấu ấn riêng biệt trong thể loại ca cổ, cải lương, như vọng cổ hài hước, tân cổ giao duyên. Hệ phái vọng cổ hài hước của ông cũng đã tạo nên tên tuổi cho nhiều nghệ sĩ như Văn Hường, Hề Sa,... Những bài Tôi đi làm rể, Ba chàng rể quý, Tư Ếch đi Sài Gòn, Vợ tôi tôi sợ, Văn Hường nể vợ, Tâm sự Văn Hường, Vợ tôi nói tiếng Tây,... đã từng làm mưa làm gió một thời trên băng dĩa và trên truyền hình, sóng phát thanh.

Còn với tân cổ giao duyên, năm 1964, ông mạnh dạn làm một cuộc cách mạng bằng một cuộc giao duyên giữa nhạc tân và nhạc cổ. Bản đầu tiên Chàng là ai? (Tân nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Hữu Thiết), do nữ nghệ sĩ Lệ Thủy ca. Dù lúc đó có một số ý kiến chống báng, không đồng tình với sự giao duyên tân cổ nhạc này. Nhưng càng về sau quần chúng đã nồng nhiệt chấp nhận những tác phẩm của ông, nên các hãng đĩa thay nhau ký hợp đồng mời soạn giả Viễn Châu cộng tác. Một số đoàn hát lúc đó cũng theo loại nhạc ghép tân cổ giao duyên và thêm vào đôi hai giọng ca tân nhạc và vọng cổ.

Thời gian trôi qua vọng cổ đã thăng hoa, các danh ca được người xem ưa thích nhờ làn hơi "mùi", mượt mà, nhưng nội dung bản vọng cổ cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng giúp cho người nghệ sĩ thể hiện giọng ca của mình. Soạn giả Viễn Châu được mệnh danh là "người tạo danh cho các nghệ sĩ", bởi qua nhiều sáng tác của ông, nhiều nghệ sĩ khi thể hiện đã được ưa thích được đông đảo người xem chú ý hơn, ví dụ Mỹ Châu với bài Hòn vọng phu, Tấn Tài với Mùa xuân của mẹ, Út Trà Ôn với Tình anh bán chiếu, Bạch Tuyết với Hai sắc hoa Ti-gôn, Thanh Nga với Nguyệt Kiểu xuất gia và Hai lối mộng,... Trong liên tiếp nhiều thập niên kể từ cuối thập niên 1940, tên tuổi soạn giả Viễn Châu đã sáng chói trên vòm trời nghệ thuật sân khấu cải lương, ông thành công với  khoảng 70 vở tuồng được xem là ăn khách hàng đầu, như Sau bức màn nhung, Đời cô Nga, Hoa mộc lan, Hàn Mạc Tử, Nợ tình, Qua cơn ác mộng,...

Hai tâm hồn đồng điệu

Là một người làm kinh doanh nhưng doanh nhân Lê Hải Châu lại có niềm đam mê mãnh liệt với các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Hằng năm Tập đoàn Chu Việt của anh đều dành một khoản kinh phí khá lớn để tổ chức, tài trợ cho các hoạt động văn hóa mang tính truyền thống trên khắp cả nước. Từ niềm đam mê trên cộng với sự ngưỡng mộ tài năng của soạn giả Viễn Châu, cách đây hơn một tháng anh Lê Hải Châu đã nhờ người tìm đến soạn giả Viễn Châu đặt hàng một sáng tác quảng bá cho các dòng sản phẩm dinh dưỡng mang thương hiệu Chu Việt. Biết đó là sản phẩm chức năng đã cứu giúp được hàng ngàn người thoát khỏi những căn bệnh nan y và được xem là thần dược cho mọi người, mọi lứa tuổi nên soạn giả Viễn Châu, người vốn không bao giờ viết theo những kiểu đặt hàng như thế, nhận lời.

Hôm qua, khi tác phẩm hoàn thành sơ bộ, soạn giả Viễn Châu có nhã ý gặp để học trò biểu diễn cho anh Lê Hải Châu nghe. Không ngờ chỉ sau ít phút trò chuyện, soạn giả Viễn Châu và anh Lê Hải Châu cảm thấy thật "tâm đầu ý hợp" với nhau. Soạn giả lão thành rất bất ngờ về kiến thức và tình yêu dành cho các loại hình văn hóa truyền thống, cũng như khả năng cảm thụ cái hay cái đẹp trong những tác phẩm nghệ thuật của người doanh nhân trẻ tuổi từ bé đến giờ chỉ biết làm kinh doanh. Từ những hứng khởi trong cuộc trò chuyện, soạn giả Viễn Châu đã "xung phong" trình diễn luôn tác phẩm viết về Chu Việt. Các học trò của ông rất ngỡ ngàng, bởi vì lý do sức khỏe và tuổi tác, từ rất lâu ông không còn sung sức như thế. Soạn giả Viễn Châu cũng cho biết, nhờ cao ngựa của Chu Việt, sức khỏe của ông gần đây tiến bộ rất rõ rệt. Ông cũng từ chối không nhận tiền thù lao như thỏa thuận ban đầu và tác phẩm của ông xem như một lời tri ân đến anh Lê Hải Châu đã giúp cá nhân ông cải thiện được sức khỏe, cũng như giúp hàng ngàn người khác trên cả nước Việt Nam thoát khỏi bệnh tật.

Xin chúc cho soạn giả Viễn Châu luôn được nhiều sức khỏe để tiếp tục sản sinh cho nền cổ nhạc Việt Nam những đứa con con tinh thần vô giá. Cũng xin chúc cho doanh nhân Lê Hải Châu cùng Tập đoàn Chu Việt mãi luôn xứng đáng với niềm tin yêu và luôn là người bạn của mọi người.

Hải Nam

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận