Email Bản in

Đánh giá đầu tiên về tỉ lệ tử vong trực tiếp của cúm A H1N1

Theo những đánh giá đầu tiên, tỉ lệ tử vong trực tiếp của virus cúm A H1N1 ở Nam bán cầu là cao hơn khoảng 100 lần tỉ lệ tử vong của cúm mùa. Tuy nhiên, đó chỉ mới là những đánh giá chưa hoàn toàn chính xác.

Vậy cúm A H1N1 có tương tự như cúm mùa hay không?  Và có gây tử vong nhiều hơn hay không? Khó mà có một đánh giá chính xác về độc lực của virus cúm A H1N1 vào giờ phút này.

Thế thì tại sao chúng ta không xem xét những gì xảy ra ở Nam bán cầu, vào cuối mùa đông này? Đó là điều mà tiến sĩ Antoine Flahaut, giáo sư y tế công cộng ở Pháp, đã thực hiện. Ông đã quan tâm đến các dữ kiện có được đối với đảo Tân Caledoni và đảo Maurice và đã cho công bố, vào cuối tháng 8 vừa qua, những kết luận của ông trên tạp chí PloS Currents Influenza. Dĩ nhiên đây vẫn chỉ là những ước đoán một phần.

Ở đảo Tân Caledoni, các chuyên gia ước tính rằng có tới 30.000 trường hợp lây nhiễm cúm đã xảy ra, trong đó có 3 trường hợp tử vong được xác nhận ở những  người trẻ (8, 27 và 58 tuổi). Ở đảo Maurice, các con số ước tính là 70.000 trường hợp lây nhiễm và 7 trường hợp tử vong (từ 4 đến 53 tuổi) đã được báo cáo.

Giáo sư Antoine Flahaut cho biết: "Lần đầu tiên chúng tôi có được ở đây một sự đánh giá (một phần) về độc lực của giống gốc cúm A H1N1 này. Vậy chúng tôi có thể ước tính tỉ lệ tử vong trực tiếp do virus cúm A H1N1 là một trên  10.000 trường hợp lây nhiễm, hoặc khoảng 100 lần cao hơn tỉ lệ tử vong của cúm mùa, một trên 1 triệu". Ông nhắc lại rằng đó là một con số giới hạn và lấy từ trên những hòn đảo này, nhưng cho rằng những con số này có thể có ích đối với các nhà chức trách ở những nước khác để điều chỉnh các kế hoạch đại dịch trong trường hợp độc lực của virus sẽ tương tự vào mùa thu này ở Bắc bán cầu.

Tỉ lệ tử vong trực tiếp

Tỉ lệ tử vong của cúm được xác định là do 3 nguyên nhân chính. Nguyên nhân đầu tiên là tỉ  lệ tử vong trực tiếp bởi một căn bệnh phổi do virus, gây ra một hội chứng suy hô hấp cấp tính. Nói chung, với cúm mùa, tỉ lệ tử vong trực tiếp là ngoại lệ. Nhưng với cúm A H1N1 thì đó gần như là tỉ lệ tử vong duy nhất mà hôm nay chúng ta quan sát thấy và thống kê tại những vùng phát triển của thế giới. Nguyên nhân thứ hai là sự bội nhiễm vi khuẩn, đang biến mất ở các nước phát triển vì có sẵn các loại thuốc kháng sinh (tuy nhiên cần được điều trị cho đúng lúc).

Cuối cùng, nguyên nhân thứ ba là tỉ lệ tử vong do mất bù của những bệnh lý nghiêm trọng, thường là ở những người già hay những người bị các căn bệnh mạn tính. Từ khoảng 20 năm nay, tỉ lệ này hầu như không thuyên giảm được mặc dù việc tiêm văcxin đại trà đã được thực hiện ở những người già,

Giáo sư Falhaut đưa ra bình luận: "Thật là nghịch lý, đó lại là tỉ lệ tử vong thường xảy ra nhất ở các nước phát triển, nhưng nó hiếm khi được báo cáo bởi vì các bác sĩ thường không qui trách nhiệm cho cúm. Như vậy, đối với đại dịch, cũng như trong suốt thời gian cúm mùa, chỉ khi tiến hành nghiên cứu các con số thống kẻ về tử vong của tất cả các nguyên nhân, chúng ta mới nhận thấy rằng đã có một sự tăng quá mức tỉ lệ tử vong (1/1000) ở những nơi có đại dịch đi qua. Vậy chúng ta chưa thể đánh giá tỉ lệ tử vong toàn bộ vào lúc này, chỉ từ các trường hợp tử vong được báo cáo, bởi vì cần nghĩ đến việc thêm vào tỉ lệ tử vong gián tiếp".

Giáo sư Falhaut cho rằng cũng không nên hi vọng quá nhiều rằng cúm A H1N1 sẽ bỏ qua những người già, bởi vì thật không may, tỉ lệ tử vong mà căn bệnh cúm mới này gây ra cho những người già chắc chắn cũng nhiều bằng cúm mùa, nhưng không phải bằng tỉ lệ tử vong trực tiếp, mà cả bằng gián tiếp nữa".

AT tổng hợp

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận