Email Bản in

Làm sao béo nhưng không bở

Bên cạnh chất đạm và chất đường, chất béo là hoạt chất không thể thiếu trong cơ thể con người. Không chỉ vì là nguồn dự trữ năng lượng, chất béo sở dĩ tối quan trọng do giữ vai trò thiết yếu trong cấu trúc của mọi thành phần trong cơ thể, từ màng tế bào bước qua kháng thể cho đến nội tiết tố. Ấy thế mà không phải ai cũng hiểu đúng về sự hữu ích của chất béo. Tệ hơn nữa là nhiều định kiến sai lầm về chất béo xuất phát từ những bản tin y học có khuynh hướng “bêu xấu”!

Trước hết, chất béo không đồng nghĩa với chất độc. Ngược lại là khác, miễn là hàm lượng chất béo trong máu cũng như trong mô dưới da đừng vượt quá định mức bình thường để rồi kéo theo rối loạn biến dưỡng. Kế đến, đừng tưởng người hễ thừa cân thì không cần chất béo vì đã có thừa dưới da bụng, mông, đùi… Sai, vì đó là thành phần chất béo ít khi được huy động vào chu trình biến dưỡng ngay cả khi cơ thể có nhu cầu tổng hợp chất kiến tạo. Do đó, dù gầy hay mập, cơ thể lúc nào cũng cần được tiếp tế chất béo. Vấn đề chỉ tùy thuộc vào số lượng và thể loại của chất béo.

Hơn thế nữa, đừng tưởng muốn sụt cân phải giới hạn thu nhập chất béo đến mức tối đa. Nếu đã bị rối loạn biến dưỡng chất béo thì chất mỡ trong máu vẫn có thể tăng cao cho dù nhịn ăn thịt mỡ vì cơ thể tự tổng hợp chất béo dễ dàng từ chất đường thặng dư trong máu, như trong trường hợp của người tiểu đường.

Lượng mỡ trong máu một khi tăng cao đúng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ tình trạng xơ vữa mạch máu. Nhưng đừng vì thế mà vội vã cắt nguồn cung ứng. Trái lại, cần khéo léo “chọn mặt gửi vàng”, nghĩa là chọn lọc loại chất béo hữu ích cho cơ thể sao cho chu trình biến dưỡng các dưỡng chất khác, như chất đạm, chất đường vẫn được triển khai một cách tối ưu. Ai biết cách phân biệt chất béo nào có hại, chất mỡ nào có lợi là người nắm vững bí quyết sống vừa lâu, vừa trẻ, vừa khỏe!

Nói chung, mỡ động vật nếu xét về mặt dinh dưỡng ít có điểm nào có lợi vì hầu như chứa toàn chất béo loại nếu không hại gan thì cũng làm chai mạch máu. Một số chuyên gia dinh dưỡng đã không quá lời khi khẳng định nhiều chứng bệnh thời đại như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, thấp khớp, cườm mắt, dị ứng… sở dĩ bộc phát đến độ không ngờ như hiện nay là vì nhiều người lạm dụng thịt mỡ! Kẹt một điểm là mỡ (eo lại ngon!

Trái lại, đa số chất béo từ thực phẩm gốc thực vật, đặc biệt là nhiều loại dầu, như dầu hoa hướng dương, dầu đậu nành, dầu mè, dầu bắp… lại là hoạt chất cần thiết choksức đề kháng. Nhờ nhiều thành phần có tác dụng tương tranh với triglyceride, loại chất béo có hay bám cứng vào thành mạch máu và gây tắc mạch, chất béo gốc thực vật tuy cũng béo nhưng lại không hại. Bên cạnh đó, dầu thực vật đồng thời là nguồn cung ứng nhiều hoạt chất có công năng phòng ngừa ung thư và chống lão hóa, trong số đó không thể không nhắc đến sinh tố E với tác động trên da niêm, hệ miễn nhiễm và chức năng sinh dục.

Sức khỏe không thể tách rời với chất lượng của cuộc sống. Nhiều món ăn rõ ràng không còn hương vị đậm đà nếu thiếu chút thịt mỡ. Vấn đề chỉ là ở chỗ liều lượng sao cho đừng cường điệu. Không nhất thiết phải cữ hết thịt mỡ nhưng cố giữ sao cho chất béo gốc thực vật bao giờ cũng gấp ba lượng chất béo từ động vật trong khẩu phần chính là bí quyết ăn sao cho ngon mà vẫn khỏe!

 Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận