Email Bản in

Một câu chuyện hoàn chỉnh

Người Mỹ từ lâu đã quen vay tiền để tiêu, còn người Việt nam phần đông có thói quen dành dụm để tiêu. Có một câu chuyện đã nói đến sự khác nhau về quan niệm tiêu dùng của người Việt và người Mỹ, chuyện kể một bà già người Việt và một bà già Mỹ gặp nhau ở Thiên Đường, nói đến cuộc đời ở cõi trần, bà già người Mỹ nói: 

- Tôi vất vả ba mươi năm, cuối cùng đã trả hết số tiền vay mua nhà. 

Bà già Việt nói: 

- Tôi củng vất vả ba mươi năm, cuối cùng đã góp đủ tiền mua nhà. 

Bà già người Mỹ đã ở ba mươi năm trong ngôi nhà mình mua, nửa cuộc đời về sau đều phải trả tiền,

 còn bà già người Việt dành nửa cuộc đời về sau luôn luôn kiếm tiền để  vừa đủ số tiền mua nhà  ,đã phải lên Thiên Đường, không có hạnh phúc được ở nhà mới. 

Câu chuyện này thường được người ta kể, để chứng minh quan niệm tiêu dùng của người Mỹ tốt hơn người Việt: Người Mỹ tiêu dùng trước để hưởng thụ cuộc đời, còn người Việt vất vả một đời lại không biết hưởng thụ, hoặc không kịp hưởng thụ.

Có lúc câu chuyện còn được một số học giả nhắc đến để làm ví dụ điển hình trong khi so sánh văn hoá Đông Tây. Nhưng không có ai nhắc đến đoạn trước và đoạn tiếp theo của câu chuyện này. 

Đoạn tiếp theo nên kể như sau: Sau khi bà già Mỹ lên Thiên Đường, con cái bà nói: 

- Vừa chôn cất xong cho mẹ, chúng con lại phải đi vay tiền mua nhà. 

Còn sau khi bà già Việt lên Thiên Đường, con cái bà nói: 

- Mẹ tốt quá, vất vả suốt đời đã để lại cho chúng ta một ngôi nhà mới,

vậy chúng ta cũng phải cố gắng kiếm tiền mua nhà cho con cái của chúng ta. 

Con cái của nước Mỹ được ở nhà mới vay tiền mua, con cái của Việt Nam được ở nhà mới mẹ vừa mua nhưng chưa kịp hưởng thụ. 

Đoạn trước của câu chuyện nên kể như sau:

 Khi bà già người Mỹ còn trẻ, thì người mẹ qua đời. Trước khi qua đời, mẹ bà cũng vừa trả xong tiền vay, mà ngôi nhà ở được ba mươi năm đã cũ quá. Chôn cất xong cho mẹ, bà lại đến ngân hàng vay tiền mua nhà, bà nói: 

- Tôi cứ vay tiền mua nhà mới ở trước đã, còn các con tôi sau khi lớn khôn, chúng sẽ tự lo như mẹ đối với tôi. 
Còn bà già Việt khi còn trẻ, thì bà mẹ đã qua đời, người mẹ cũng vất vả suốt đời, trước khi chết mua được một căn hộ để lại cho bà. Sau khi đưa tang mẹ, bà nói: 



- Mẹ vất vả suốt đời là để cho chúng ta được ở nhà mới, mẹ thật là vĩ đại, vậy mình làm thế nào mới đền đáp được ơn mẹ? Việc duy nhất mình phải làm là sau này , cũng phải dành dụm cho con mình một khoản tiền để mua nhà mới. 

Nghe xong câu chuyện hoàn chỉnh này, chúng ta mới có thể nhìn nhận chính xác sự khác nhau về quan niệm tiêu dùng trong hệ thống văn hoá Việt - Mỹ và sự khác nhau về quan niệm giá trị xã hội .cũng như luân lý gia đình tương quan với nó.

 Bà già Mỹ vay tiền mua nhà ở mới, hưởng thụ cuộc đời. Bà già Việt cũng có nhà mới ở, cũng được hưởng thụ cuộc đời, chỉ có điều bà ở ngôi nhà mới của mẹ để lại như đã nói ở phần trước câu chuyện.

 Xét từ tính liên tục của ba đời, thì ba thế hệ của người Mỹ là :

 “mình lo cho mình”, “con cháu tự lo hạnh phúc của con cháu”,

còn ba thế hệ của người Việt, thì “người trước trồng cây, người sau hóng mát”. 

Thế là trước bữa ăn, người Mỹ phải khấn vái: 

- Cảm tạ Thượng Đế, cho con cơm ăn, cho con áo mặc. 

Còn người Vi ệt Nam,  khi cúng cấp thì thắp một nén nhang, đốt mấy tờ giấy tiền ,đồ mả, cúng một mâm cơm nóng  trước bàn thờ tổ tiên rồi khi cúng xong mới ăn.

Người Mỹ cảm ơn Thượng đế, bởi vì từ xưa đến nay, Thượng đế là bậc duy nhất ban phúc cho mỗi người, cho nên người Mỹ tôn sùng công bằng, còn người Việt tôn thờ tổ tiên, bởi vì tổ tiên ban phúc cho con cháu.

 “Tổ tiên” là một dãy xếp hàng theo thứ tự không ngừng tăng lên, kể cả người đang sống, tương lai cũng sẽ trở thành một thành viên trong thứ tự này, cho nên người Việt tôn sùng luân lý tình ruột thịt.

 Sự khác nhau về quan niệm tiêu dùng giữa Việt Nam và phương Tây quyết định bởi sự khác nhau về giá trị luân lý và văn hoá truyền thống, theo đà giao lưu và hoà nhập của văn hoá Đông Tây, đi đôi với dành dụm của cải cho con cháu, người Việt Nam cũng sẽ tiếp nhận cách tiêu dùng vay tiền ngân hàng và người Mỹ cũng chú trọng hơn giá trị luân lý tình ruột thịt. 

 

Lược dịch

Hải Châu sưu tầm

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận