Email Bản in

Ngủ không đủ ảnh hưởng đường huyết

 

Các nhà khoa học cho rằng, việc phát hiện này không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi thời gian giấc ngủ của xã hội phương Tây bị rút ngắn lại trong thập kỷ qua nên cũng làm tăng các trường hợp kháng insulin và khởi phát đái tháo đường. Việc rút ngắn giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến đều hòa chuyển hóa trong cơ thể. Đái tháo đường týp 2 gây ra bởi tình trạng không tương ứng giữa insulin và mức độ hạ đường máu (insulin là một hormone của tuyến tụy giúp kiểm soát đường máu được tạo ra từ thức ăn). Khi đường máu tăng sẽ gây tổn thương mắt, thận, thần kinh, tim và các động mạch lớn. Đái tháo đường có liên quan đến chế độ ăn không lành mạnh và lười vận động, bệnh đã ở mức báo động thành dịch. Trên thế giới ước tính có đến 180 triệu người bị mắc bệnh đái tháo đường. Trước đây, các nghiên cứu cũng ghi nhận nếu bị một vài đêm ngủ không tốt sẽ gây ra tình trạng suy giảm insulin và sẽ làm tăng đường huyết. Các chuyên gia Hà Lan khảo sát 9 người khỏe mạnh, một lần sau một đêm ngủ 8 giờ và một lần sau một đêm chỉ ngủ 4 giờ. Kết quả cho thấy mức độ nhạy cảm với insulin giảm từ 19 - 25% ở giấc ngủ ngắn. Ở người khỏe mạnh thì ảnh hưởng này chỉ là tạm thời nhưng ở những người có nguy cơ cao thì điều này góp phần tăng khả năng bị bệnh. Từ đó người ta khuyến cáo người bình thường nên ngủ một đêm từ 7 - 9 giờ. Cần phải có nhiều nghiên cứu thêm về vấn đề giấc ngủ với sự ổn định glucose ở người đái tháo đường.

(Theo Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism)

Báo Sức khỏe & Đời Sống Số 593 Tháng 5/2010 Trang thông tin y học nước ngoài

 

 

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận