Email Bản in

Những địa danh mang tên "Mã"

Cũng như con rồng, hình tượng con ngựa được con người trân trọng và yêu quý nên ông cha ta đã không ngần ngại lấy tên ngựa đặt tên cho đất đai, sông, núi suốt chiều dài đất nước.

NÚI BẠCH MÃ: Thuộc hệ thống núi non Trường Sơn có độ cao 1.444m, quanh năm mây phủ trắng xoá trông giống như con bạch mã, nên núi có tên thế. Núi Bạch mã thuộc huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế 60 km về hướng Nam. Núi Bạch Mã có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ nóng nhất về mùa hè không quá 200‑C. Núi Bạch Mã có nhiều cảnh đẹp như Thác Bạc, Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ .v.v. “đặc biệt có nhiều giống hoa phong lan nổi tiếng. Vào đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã cho xây dựng trên núi Bạch Mã thành khu nghỉ mát với hàng trăm villa đầy đủ tiện nghi. Hiện nay, Bạch Mã đã trở thành vườn quốc gia, đồng thời là nơi tham quan, du lịch và nghỉ ngơi nổi tiếng ở miền Trung.

SÔNG MÃ: Còn gọi là Tất Mã, là một con sông lớn ở cực bắc Trung bộ, phát nguyên từ khối núi non ở phía nam Điện Biên, chảy qua tỉnh Sầm Nứa (Lào) và tỉnh Thanh Hoá (Việt Nam) và Sông Mã chảy theo hương tây bắc – đông nam dài gần 400 km, là con sông lớn ở nước ta.
Sông Mã còn là tên một huyện ở thượng nguồn sông Mã, thuộc tỉnh Sơn La, giáp với tỉnh Sầm Nứa (Lào).
ĐÈO MÃ PHỤC: Ở tỉnh Cao Bằng , nằm trên đường từ Thị xã Cao bằng đi Tùng Khánh. Đèo cao 700m, tương truyền, xưa con ngựa của Nùng Trí Cao đã quỳ phục ở đây không chịu đi vì khi ấy Nùng Trí Cao đã phản chống lại triều đình, mưu toan cát cứ:
ĐÈO CỔ MÃ: Còn gọi là Cổ Ngựa, thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, là một đèo thấp ngắn nối liền bãi biển Đại Lãnh phía bắc và Tu Bông ở phía nam. Tương truyền ngày xưa có con thần mã chở chủ tướng bị chết trận, chạy đến đây và nằm phơi cổ, sau bị hoá đá.
NÚI MÃ THIÊN: Ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, lại có tên nữa là núi vua Đinh. Tương truyền vua Đinh Tiên Hoàng, lúc còn bé thường bày trò chơi cờ lau tập trận với đám mục đồng tại đây.
NÚI MÃ HƯƠNG: Ở Tây Bắc tỉnh Ninh Bình. Chu vi núi rất rộng, chạy vòng qua Xích Thổ, Chi Nê. Mã Hương phải chăng là mùi ngựa.
SÔNG MÃ TRƯỜNG: Còn gọi là sông Ruột Ngựa, xưa thuộc tỉnh Gia Định nay thuộc tỉnh Long An. Thời nhà Nguyễn, Nguyễn Cửu Đàm đã cho đào con kênh thẳng như ruột ngựa, nhưng thời ấy lòng sông vẫn cạn và hẹp, về sau khai rộng và đào sâu thêm để tiện thông thương.
NÚI MÃ YÊN : Còn gọi là Mã yên sơn. Ở nước ta có nhiều nơi mang tên Mã yên sơn. Có lẽ, vì trông dáng núi có hình cái yên ngựa nên mới đặt tên như vậy.
Ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng có núi Mã Yên, dáng núi thấp nhỏ, ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An cũng có núi Mã Yên. Núi này có hang sâu thăm thẳm gọi là “Huyện Vương Mẫu”. Tương truyền, con vua Lê Đại Hành trấn thủ đất Diễn Châu, đã đem hài cốt mẹ táng ở huyện này nên mới gọi thế. Ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình cũng có núi Mã Yên, thế núi nhọn mà cao, quanh co, uyển chuyển, chỗ đứt, chỗ liền, chỗ cao, chỗ thấp, xa trong như cái yên ngựa. Ở xã Hà Trung, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cũng có núi Mã Yên. Thời Trịnh Nguyễn phân tranh, chính quyền đàng Ngoài có lúc đóng dinh tại núi này, trông coi cả Bố chánh, ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam cũng có ngọn Mã Yên Sơn hình thế hùng vĩ, cây cối um tùm là trấn sơn ở đây. Ở huyện Văn Bàn, tỉnh Yên Bái có đèo cao mang tên Mã Yên. Ở Ôn Châu, tỉnh Lạng Sơn cũng có núi Mã Yên, hình thế khuất khúc, hiểm hùng. Sử chép; “Lê Sát chém Liễu Thăng ở tại chân núi này” Hiện ở bên cạnh quốc lộ 1A, dưới chân Mã yên sơn có hai tảng đá trông như hình thanh kiếm gọi là Lê tổ kiếm, và một hình trông như người nằm gọi là Liễu Thăng thạch. Nổi tiếng hơn cả là núi Mã Yên ở Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, trên núi có lăng vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, trở thành nơi tham quan, du lịch hấp dẫn.
NÚI MÃ SƠN : Ở phía nam núi Hồng Lĩnh, trên đất thôn Hàm Anh, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Hình thế núi trông như con ngựa đang đứng ăn cỏ, nên có tên ấy. Thời Lê có Phan Đình Tá quê tại đây, vì theo họ Mạc cho nên bị nhà Lên Trung Hưng truy tội bất nghĩa, tội lây đến núi, bắt núi phải mang tiếng2 Bất Nghĩa.
ĐẢO AN MÃ: Đảo đất nhỏ nằm trong lòng hồ Ba bể có chùa cổ và nhiều di tích. Cảnh trí thơ mộng, thu hút khách du lịch và tham quan. Hồ Ba Bể cũng là một danh thắng của tỉnh Bắc Cạn.
ĐỀN BẠCH MÃ : Đền ở phố Hàng Buồm, Hà Nội. Tương truyền đền do Cao Biền lập để trấn yểm ma quỷ. Về sau, đền thờ có linh ứng nên vua Lý Thái Tổ phong thần đền là “ Thăng Long thành hoàng đại vương” tức thần Bạch Mã.Trần triều phong là “ Thuận dụ phu ứng đại vương”
NÚI MÃ VỤ: Ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Trên núi có nhiều cây chè và nhiều danh mộc.
NÚI BÁC MÃ: Ở huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Mạch nước từ Yên Tử đến đây liền nổi lên nhiều ngọn như lớp sóng đổ dồn.
NÚI MÃ CẢNH: Ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Nằm sát biển, phong cảnh hữu tình. Trên núi có nhiều cây cối, chân núi là những bãi biển đẹp, hoang sơ.
NÚI ĐÂÙ NGỰA: Còn gọi là Mã đầu, ở huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Thế núi đột ngột nhô lên cao, từ xa trông như đầu con ngựa.
NÚI LONG MÃ PHỤ ĐỒ: Ở huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tỉnh. Hai ngọn núi liền nhau, ngọn trước cao như đầu ngựa, ngọn phía sau bằng phẳng, rộng rãi trông như hình thân ngựa mang đồ thư.
NÚI HÍ MÃ: Ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, Mạch núi từ phía đông nam ngọn Yên Tôn chạy ven theo sông qua Đốn Sơn, hình thế trông như trường đua ngựa nên mới có tên gọi như thế.
NÚI THIÊN MÃ: Nằm sát sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi. Địa phương có câu ca : “Chừng nào Thiên Mã sang sông, thì làng Mỹ Lại mới không công hầu” Mỹ Lại ở xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh.
Ở Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng cũng có núi Thiên Mã, dáng núi thanh thoát, một đầu nhô cao lên như hướng lên trời.
NÚI BINH MÃ: Ở huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Hình núi trông như con ngựa phi ra trận.
MÃ PÌ LÈN: Có nghĩa là con ngựa đổ mồ hôi. Tên con đèo dốc hiểm trở từ Đồng Văn đi Mèo Vạc của tỉnh Hà Giang.
NÚI NGŨ MÃ: (năm con ngựa), nằm bên hữu ngạn sông Lam (Cả) thuộc phần đất xã Tam Chế (nay là xã Tam Xuân), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Núi có hình dạng như năm con ngựa khổng lồ nhảy từ bên này sông sang bên kia sông.

Sách xưa có câu: ‘Hồng Lĩnh lai long, Nghi Xuân dịch mã” (Hồng Lĩnh là con rồng chạy lại, Nghị Xuân là con ngựa trạm) Dân gian cũng có câu: “Năm ngựa sang sông, một ngựa hoá rồng” ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên hoành tráng, cái thế hào hùng và khí thiêng của núi này

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận