Email Bản in

Ô nhiễm thực phẩm

 

 

Phần 1: Các khái niệm cơ bản 1. Ô nhiễm thực phẩm: Ô nhiễm thực phẩm là tình trạng xuất hiện bất cứ một chất lạ nào (chất ô nhiễm) trong thực phẩm

2. Chất ô nhiễm: Bất kỳ chất nào không được chủ ý cho vào thực phẩm mà có mặt trong thực phẩm do kết quả của việc sản xuất, chế biến, xử lý, đóng gói, bao gói, vận chuyển và lưu giữ thực phẩm hoặc do ảnh hưởng của môi trường tới thực phẩm.

3. Đặc điểm của chất ô nhiễm:

+ Không có mục đích công nghệ và không chủ động cho vào thực phẩm.

+ Xuất hiện không do chủ định trong thực phẩm.

+ Có thể xuất hiện một cách tự nhiên (tình cờ) trong thực phẩm, khó có khả năng kiểm soát được hoặc cần phải chi phí rất cao cho việc loại bỏ chúng.

+ Sự có mặt trong thực phẩm thường khó nhận biết được, cần phải giám sát.

Phần 2: Phân loại ô nhiễm thực phẩm

1. Ô nhiễm sinh học

2. Ô nhiễm hoá học

3. Ô nhiễm vật lý

Ô nhiễm sinh học:

Các tác nhân sinh học gây ô nhiễm thực phẩm qua sinh vật bị bệnh, môi trường, sinh vật có độc tố, chế biến thực phẩm, bảo quản thực phẩm.

1. Vi khuẩn:

- Các vi khuẩn có trong thực phẩm có thể gây bệnh nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm.

·  Bệnh nhiễm khuẩn thực phẩm là do ăn phải vi khuẩn gây bệnh, chúng phát triển và sinh độc tố trong cơ thể người, thường ở trong ruột.

·    Ngộ độc thực phẩm do ăn phải chất độc hình thành từ trước (chất độc do VK sinh ra trong thực phẩm từ trước khi ăn).

- Thường người ta chia ra 2 loại vi khuẩn hình thành bào tử và vi khuẩn không hình thành bào tử.

·  Các loài vi khuẩn hình thành bào tử: (VD: Cl. botulinum; Cl.perfringens; Bacillus cereus)

·  Các loài vi khuẩn không hình thành bào tử: (VD: Vibrio cholerae; Vibrio parahaemolyticus; Shigella; Salmonella; Campylobacter; Listeria; Staph.aureus; Streptococcus; E.coli; yersinia enterocolitica; Proteur)

THỰC PHẨM CHÍN NHIỄM E.COLI

Địa phương
 
Loại Thực phẩm
 
Tỷ lệ (%)
 
Nam Định
 
- Giò 

- Nem, chạo, chua

- Lòng lợn chín

- Chả quế
 
100
 
Huế
 
- Thức ăn chín ăn ngay ở đường phố
 
40,0
 
Phú Thọ
 
- Thịt luộc

- Thịt kho

- Thịt rán, nướng
 
40,2

24,0

32,0
 
Thái Bình
 
- Rau sống
 
100
 
Thành phố HCM
 
- Kem bán rong ở cổng trường học
 
96,7
 
- Thức ăn ăn ngay đường phố
 
90,0
 
Quảng Bình
 
- Thức ăn ăn ngay đường phố
 
25,0
 
Thanh Hoá
 
- Thức ăn là thịt

- Thức ăn là cá

- Thức ăn là rau
 
78,9

69,7

78,1
 
Cà mau
 
- Xôi

- Bánh mì kẹp thịt
 
82,3

77,2
 

2. Vi rus:

Virus viêm gan A, Virus viêm gan E, Rotavirus, Norwalk virus, Virus bại liệt...

3. Ký sinh trùng: Ký sinh trùng đơn bào, Giun đũa, Giun tóc, Giun móc, Giun xoắn, Sán lá gan nhỏ, Sán lá phổi, Sán dây lợn, Sán dây bò.

4. Các sinh vật có độc tố: Độc tố nấm độc: 

- aflatoxin: Là độc tố của nấm aspergillus flavus và aspergilus parasiticus, hay có trong ngô, đậu, cùi dừa khô... là độc tố gây ung thư gan, giảm năng suất sữa, trứng.

- ochratoxin: Là độc tố của nấm aspergillus ochraccus và Penecillium viridicatum, hay có trong ngô, lúa mì, lúa mạch, bột đậu, hạt cà phê. Độc tố này cũng có khả năng gây ung thư.

Kết quả xét nghiệm AFLATOXIN B1



Lạc nhân:    7/55 mẫu (13%)

Xì dầu:        2/6 mẫu (33%)

Tương:        9/30 mẫu (30%)

Cà phê:        30%

Đậu phộng: 68%

Động vật có chất độc: cóc, cá nóc (tetradotoxin), các loài cá độc khác, độc tố trong nhuyễn thể:

•DSP (Diarrhetic Shellfíh Poisoning): Gây tiêu chảy

•NSP: Gây liệt thần kinh

•ASP (Amnesic Shellfish Poisoning): Gây đãng trí

•PSP (Paralytic Shellfish Poisoning): Gây liệt cơ.

Thực vật có độc: (Pyrrolizidine, Alkaloids, Lipin, alkaloids): sắn (HCN), lá ngón, măng...

Ô nhiễm hoá học



Gồm có: 

·             Những chất hoá học cho thêm vào thực phẩm theo ý muốn.

·             Những hoá chất lẫn vào thực phẩm

·             Hoá chất bảo vệ thực phẩm.

Những chất hoá học cho thêm vào thực phẩm theo ý muốn: 

+ Để bảo quản thực phẩm:

- Chất sát khuẩn: muối nitrat, nitrit, acid benzoic, natri benzoat, natri borat (hàn the)...

- Các chất kháng sinh: chloramphenicol, tetracycllin, streptomycin, penicillin.

- Các chất kích thích, tăng trọng.

- Các chất chống oxy hoá: acid ascobic, a.citric, a.lactic, a -Tocophenol...

- Chất chống mốc: natri diaxetat, diphenyl...

+ Tăng tính hấp dẫn của thức ăn:

- Chất tạo ngọt tổng hợp: saccarin

- Các phẩm mầu: phẩm mầu vô cơ, hữu cơ, phẩm mầu tổng hợp.

+ Các chất cho thêm vào để chế biến đặc biệt:

- Các chất làm trắng bột: khí chlor, oxyt nitơ...

- Chất làm tăng khả năng thành bánh, dai, dòn của bột: bromat, hàn the...

- Các chất làm cứng thực phẩm: canxi chlorua, canxi citrat, canxi phosphat...

- Tăng khẩu vị: mì chính (natri monoglutamate)...

Những hoá chất lẫn vào thực phẩm

- Các hóa chất công nghiệp, các hóa chất trong đất: dioxin, PCBs, vinyl chloride, acrylonitrile, benzopyrene, styrene...

- Các kim loại nặng: thủy ngân, chì, cadimi, kẽm, arsen, đồng, sắt.

- Chất ô nhiễm trong nấu nướng, chế biến: acrylamide, chloropropanols.

Hoá chất bảo vệ thực phẩm

- Ô nhiễm thực phẩm do hoá chất bảo vệ thực vật (HCBVTV) ở nước ta ngày càng gia tăng. 

- Nguyên nhân do chưa kiểm soát được tình trạng nhập lậu, buôn bán các loại HCBVTV cấm qua biên giới, chưa hướng dẫn về cách dùng HCBVTV đến nơi đến chốn cho người dân, chính quyền các cấp, nhất là cơ sở cũng như các ngành chức năng chưa thực sự có biện pháp quản lý nghiêm ngặt. 

- Tình trạng rau quả, kể cả chè xanh, bị nhiễm HCBVTV còn khá phổ biến. 



TỶ LỆ THỰC PHẨM NHIỄM HOÁ CHẤT BẢO VỆ THỰC VẬT

Địa phương
 
Loại Thực phẩm
 
Tỷ lệ (%)
 
Bắc Ninh
 
Rau muống
 
83
 
Rau ngót
 
68
 
Đậu đũa
 
100
 
Hà Nội

Hà Nam

Thái Nguyên

Ninh Thuận
 
Chè bút khô
 
- 83,3 (Sherpa)

- 50 (Monitor)
 
Bắp cải
 
26,6 - 30 (Monitor)
 
Nho tươi
 
- 100 (Sherpa)

-  100 (Monitor)
 
Hà Nội
 
Rau muống
 
87
 
Rau ngót
 
91
 
Đậu đũa
 
50
 
Quảng Ngãi
 
Rau cải
 
44,4
 
Thái Nguyên
 
Rau muống
 
70,0
 
Rau cải
 
Đậu đũa
 
Tây Nguyên
 
Rau xanh
 
60,0

VTCCP: 22,5
 



sử dụng phẩm mầu ngoài  danh mục
 

Địa phương
 
Loại Thực phẩm
 
Tỷ lệ (%)
 
Hà Nội
 
Thức ăn ngay
 
13,6
 
Thái Bình
 
Thức ăn ngay
 
87,0
 
Thanh Hoá
 
Bánh mứt kẹo
 
44,6
 
Rượu
 
35,3
 
Nước giải khát
 
35,3
 
Sản phẩm thịt
 
30,9
 
Gia vị
 
30,9
 
Tương ớt
 
51,0
 
Kem
 
35,0
 
Tây Nguyên
 
Thức ăn đường phố
 
42,5 - 60,6
 



TÌNH HÌNH SỬ DỤNG HÀN THE TRONG CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Địa phương
 
Loại Thực phẩm
 
Tỷ lệ (%)
 
Hà Nội
 
- Bánh cuốn
 
60 - 70
 
Hải Phòng
 
- Giò, chả
 
83,6

(> 1mg%)
 
- Bánh cuốn, bánh đúc
 
100
 
Phú Thọ
 
- Giò, chả

- Bánh tẻ
 
78- 94
 
Tp. Hồ Chí Minh

Và một số tỉnh Nam Bộ
 
Thức ăn đường phố
 
80,0
 
Kết quả điều tra dư lượng hoá chất BVTV trong một số rau quả ở Hà Nội, Ninh Thuận, Bắc Ninh, Hà Nam, Thái Nguyên, Quảng Bình

Tt                                     Tên rau quả         Tỷ lệ nhiễm hcbvtv (%)



1.                                    Rau muống                      83,0



2.                                    Rau ngót                          68,00



3.                                    Rau cải                             91,00



4.                                    Bắp cải                             30,00



5.                                    Đậu đũa                            50,00



6.                                    Dưa chuột                        100



7.                                    Nho nội                            50,00



8.                                    Táo Trung Quốc              50,00



9.                                    Lê Trung Quốc                50,00



Ô nhiễm vật lý

-Các dị vật: Các mảnh thuỷ tinh, sạn, đất sỏi, mảnh vụn vật dụng khác lẫn vào thực phẩm.



- Các mảnh kim loại, chất dẻo...



- Các yếu tố phóng xạ: do sự cố nổ lò phản ứng nguyên tử, các nhà máyđiện nguyên tử, rò rỉ phóng xạ từ các Trung tâm nghiên cứu phóng xạ, hoặc từ các mỏ phóng xạ.



- Các động vật, thực vật trong vùng môi trường bị ô nhiêm phóng xạ, kể cả nước uống, sẽ bị nhiễm các chất phóng xạ và gây hại cho người sử dụng khi ăn phải chúng.

 

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận