Email Bản in

Phương pháp phòng ngừa và chữa trị tai biến mạch máu não

Bộ não con người hoạt động được là nhờ sự lưu thông tuần hoàn thông suốt của máu trong lòng mạch, khi dòng máu lưu thông bị cản trở do quá trình hình thành huyết khối (cục máu đông) xảy ra ở động mạch dẫn máu lên nuôi não, gây tắc nghẽn mạch, dẫn đến tình trạng não bị thiếu oxy đột ngột, làm chết một phần các tế bào thần kinh, khiến cho bệnh nhân bị hôn mê, liệt nửa thân người hoặc tử vong nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Hiện tượng này được gọi là đột quỵ hay tai biến mạch máu não.

Các nguyên nhân:

Có 2 dạng đột quỵ là nhồi máu não và xuất huyết não. Nhồi máu não là tình trạng một hoặc nhiều vùng của não bị thiếu máu nuôi rồi bị chết do động mạch nuôi vùng não đó bị hẹp nặng hoặc bít tắc hoàn toàn. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bệnh lý xơ vữa động mạch tạo thành mảng xơ vữa bám trên thành mạch não. Khi mảng xơ vữa bị vỡ hoặc bị loét, huyết khối (cục máu đông) sẽ tạo ra trên nền mảng xơ vữa ấy, làm bít tắc hoàn toàn lòng động mạch; hoặc huyết khối vỡ ra thành nhiều mảnh nhỏ, trôi đi theo dòng máu đến gây bít tắc các nhánh động mạch não nhỏ hơn. Xơ vữa động mạch thường xảy ra trên người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc tăng cholesterol máu (dân gian thường gọi “máu nhiễm mỡ”) không được điều trị đúng, người hút thuốc lá, nam giới trên 45 tuổi, phụ nữ đã mãn kinh, những người béo phì hoặc thừa cân và những người có lối sống thụ động ít vận động thể lực, hoặc người có thân nhân trực hệ bị nhồi máu cơ tim sớm… Một nguyên nhân khác cũng gây nhồi máu não là huyết khối được thành lập tại tim do bệnh van 2 lá hoặc rối loạn nhịp tim như rung nhĩ, sau đó theo dòng máu lên gây tắc động mạch não. Mặt khác, tăng huyết áp lâu ngày còn làm cho thành mạch máu não yếu đi và dễ vỡ, máu từ lòng mạch tràn ra ngoài, chèn vào mô não xung quanh, gọi là xuất huyết não. Đột quỵ do xuất huyết não thường xảy ra ở người tăng huyết áp không điều trị hoặc điều trị không đúng cách. Triệu chứng của đột quỵ là bệnh nhân đột ngột bị yếu hoặc liệt hẳn một nửa bên người (yếu hoặc liệt tay và chân cùng một bên) kèm với yếu hoặc liệt nửa mặt cùng bên (biểu hiện là “méo miệng”). Bệnh nhân cũng có thể có những triệu chứng khác như nói khó, nuốt khó, rối loạn thị giác, mất thăng bằng. Trường hợp tổn thương não nặng bệnh nhân có thể bị rối loạn tri giác, lơ mơ hoặc hôn mê, thậm chí có thể ngưng thở và tử vong rất nhanh. Một số trường hợp nhẹ, vận động tay chân phục hồi lại hoàn toàn sau khoảng thời gian 24 – 48 giờ, tuy nhiên trong đa số các trường hợp bệnh nhân bị yếu hoặc liệt vận động kéo dài.

Vì vậy, tai biến mạch máu não dễ tái phát nếu người bệnh không kiên trì theo đuổi một chương trình điều trị tích cực và khoa học. Cụ thể như sau: Phải kiểm soát tốt huyết áp ở người bệnh tăng huyết áp (hạ huyết áp xuống dưới 140/90 mm Hg), kiểm soát tốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường (hạ đường huyết lúc đói xuống dưới 126 mg/dl) và kiểm soát tốt cholesterol ở người có tăng cholesterol máu (hạ cholesterol LDL xuống dưới 100 mg/dl).

Các phương pháp phòng ngừa và điều trị:

Điều đáng lưu ý là hiện nay, đối tượng bị tai biến mạch máu não đang ngày càng trẻ hoá. Tuy nhiên, những người có đặc điểm sau sẽ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não hơn như:  Tăng huyết áp; Đái tháo đường; Xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu (tăng mỡ máu); Có bệnh mạch máu não; Người béo phì, lối sống lười vận động; Hút thuốc lá, uống rượu bia…

 

Nếu chẳng may người thân bị mắc phải bệnh, để giảm bớt các di chứng và phòng tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo chế độ đặc biệt.

Thứ nhất, sinh hoạt, tập luyện: Khi bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh loét... Nếu có thể với những trường hợp nhẹ, nên để người bệnh tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ khi bệnh nhân không thể tự làm. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Thứ hai, chế độ ăn: Cần đảm bảo chế độ ăn đủ chất và cân đối. Nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Kiêng sử dụng các chất béo và chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê); hạn chế dùng muối.

Thứ ba, thực hiện các biện pháp phòng bệnh: Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè;  Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp; Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh. Tránh mất ngủ; Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim; Tránh táo bón. Kiêng rượu, bia và các chất kích thích; Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh...

Thứ tư, điều trị: Nên kết hợp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp và dùng thuốc để nhanh chóng phục hồi các chi bị liệt.

 

Đặc biệt, người bệnh có thể sử dụng phương pháp hỗ trợ khác hiệu quả và cần thiết là nâng cao sức đề kháng, nâng cao thể trạng để phòng ngừa bệnh. Và một trong những cách đơn giản và có tác dụng đó là sử dụng các thực phẩm chức năng bồi bổ cơ thể. Một trong những thực phẩm chức năng tốt mà mọi người thường sử dụng cho bệnh tai biến mạch máu não là Cao xương ngựa. Bởi trong cao ngựa ngoài việc có các chất đặc biệt như DHA, Colagen, Omega thì còn có 17 loại Axit Amin vô cùng quan trọng cho sức khoẻ con người, trong đó có 10 loại Axit amin thiết yếu mà cơ thể không tự tổng hợp được, cần phải cung cấp từ nguồn thức ăn, có tác dụng tăng cường dinh dưỡng, tăng sức đề kháng,  phòng ngừa bệnh tật; Giúp nâng cao thể trạng, phục hồi sức khỏe nhanh cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, người ốm yếu; Hỗ trợ điều trị người thiếu máu, huyết áp thấp, điều hòa các hoạt động sinh lý; Bổ dưỡng sức khỏe cho người lao động nặng; Giảm lượng mỡ máu (dạng triglyceride); giảm cân ở người béo phì do bị tiểu đường type 2; Bổ sung đạm, canxi, phospho và nhiều khoáng chất cần thiết cho cơ thể…

Từ thực tế trên cho thấy, để phòng ngừa, hỗ trợ và tránh những di chứng không thể phục hồi, từ tai biến mạch máu, cao ngựa là thực phẩm chức năng cần thiết hỗ trợ bệnh có hiệu quả. Nhưng hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cao xương ngựa, nhưng sản phẩm Cao ngựa Chu Việt được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đáp ứng đủ các tiêu chí của Bộ Y tế. Cao xương ngựa Chu Việt là sản phẩm đã được cấp giấy chứng nhận của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm. Các sản phẩm của Chu Việt đáp ứng đủ các tiêu chuẩn ISO của Mỹ, nước có tiếng là nghiêm ngặt trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Bởi vậy, hãy là người tiêu dùng thông thái để mua đúng, dùng đúng, hiểu đúng khi lựa chọn mua sản phẩm cao xương ngựa.

Để biết thêm chi tiết độc giả có thể truy cập website: www.caonguachuviet.vn

Sản phẩm được sản xuất tại Công ty CP Tài chính Đầu tư Chu Việt (gọi tắt Chu Việt).

Bạn đọc quan tâm liên hệ Hotline: 0907 9999 19 -  0937 9999 19

Sản phẩm có bán tại các chi nhánh sau :

Tại Tp  HCM: 1A12 Trường Sơn, P. 4, Q. Tân Bình                             ĐT: 08 - 54491438

Tại Tp Hà Nội: 345 Giải Phóng, P. Phương Liệt, Q. Thanh Xuân     ĐT: 04 - 39726186

Tại Tp Đà Nẵng: 39 Phan Thanh, P. Thạc Gián, Q. Thanh Khê ĐT: 0511- 3752239

                                                                                                                           

Kim Ngân

 

 

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận