Email Bản in

Thực phẩm của chúng ta an toàn như thế nào?


Hàng trăm triệu người trên thế giới bị bệnh do sử dụng nguồn nước và thực phẩm bị ô nhiễm. Nhiều trường hợp bị bệnh lây truyền qua thực phẩm xảy ra riêng lẻ và ngay cả khi một số lượng lớn người cùng bị thì  vấn đề này không phải luôn được cấp có thẩm quyền về y tế công cộng quan tâm tới nhiều.  Bệnh tiêu chảy do lây truyền qua thực phẩm còn là một trong những nguyên nhân thường gặp ở trẻ em, và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong của trẻ ở những nước đang phát triển. Trên toàn thế giới dù nhiều tiến bộ đã đạt được trong việc giảm tử  vong trẻ em nhưng trẻ dưới 5 tuổi vẫn bị khoảng 1,5 tỷ lượt tiêu chảy hàng năm và làm chết sớm hơn 3 triệu trẻ.

 

 


Điều này đặc biệt nghiêm trọng cho con người, làm gia tăng nhu cầu chăm sóc y tế vốn đã quá tải ở các nước nghèo, không đủ nguồn lực y tế, nhất là các cộng đồng ở các nước đang phát triển. Hậu quả lâu dài của các đợt tiêu chảy lặp đi lặp lại là suy dinh dưỡng và dễ mắc bệnh. Nhiều trẻ em  tử vong trong trường hợp này, một số bị còi cọc, giảm phát triển trí tuệ, không đạt đến sự phát triển toàn diện trong xã hội.

Trong các năm gần đây, một số nơi xảy ra một số đợt bùng phát dịch nghiêm trọng do thực phẩm tại các châu lục cho thấy ý nghĩa y tế công cộng và xã hội của bệnh do thực phẩm. Điều này xảy ra có lẽ do có sự thay đổi trong sản xuất và phân phối thực phẩm. Toàn cầu hoá thương mại thực phẩm tạo nên mối nguy cơ xuyên quốc gia khi thực phẩm ô nhiễm ở nước này lại gây bệnh ở nước khác, gây khó khăn cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm. Sự gia tăng của sản xuất thực phẩm và ngành công nghiệp thực phẩm tạo cơ hội để các tác nhân gây bệnh có trong thực phẩm lây nhiễm cho một lượng lớn người tiêu thụ. Nhiều quốc gia ở các mức độ phát triển khác nhau đang trải qua sự thay đổi nhanh chóng môi trường xã hội và sức khoẻ, trong khi đó chính phủ đối mặt với sự giảm chi tiêu công cộng. Khó khăn về nguồn lực còn kèm theo với thay đổi dân số, như vấn đề đô thị hoá, gia tăng sự phụ thuộc với thực phẩm được lưu trữ, thiếu cung cấp nước sạch và thiếu điều kiện cơ bản để chế biến thực phẩm an toàn.

Tờ bướm này nhằm nhấn mạnh các hậu quả sức khoẻ và kinh tế của thực phẩm ô nhiễm và các biện pháp đo lường cần thực hiện để phòng ngừa. Thực phẩm không chỉ là sản phẩm nông nghiệp và thương mại mà còn là vấn đề y tế công cộng quan trọng. Bởi vậy Bộ trưởng Bộ Y tế và các nhân viên chính phủ cần hoàn thành đủ trách nhiệm đối với an toàn thực phẩm. Tôi hy vọng rằng các cơ quan phát triển quốc tế và song phương hiểu hơn về vai trò của an toàn thực phẩm với sức khoẻ và sự phát triển. Không có đầu tư nào tạo lợi nhuận kinh tế xã hội cao hơn là đầu tư vào sức khoẻ con người.

Ở Việt Nam, trung bình hàng năm có khoảng 277 vụ ngộ độc thực phẩm 6.143 người mắc và 68 người tử vong. (Theo số tổng kết từ năm 1999 đến 31/12/2004 của Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm Bộ Y tế).

Bếp ăn tập thể là cơ sở chế biến, nấu nướng phục vụ cho một tập thể cùng ăn (thông thường từ 30 người trở lên) tại chỗ hoặc một nơi khác.

Ở nước ta do chưa kiểm soát được nguồn nguyên liệu thực phẩm, sự phát triển của các bếp ăn tập thể quá nhanh cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nông trường... Vì vậy nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và truyền bệnh qua đường thực phẩm tại các bếp ăn tập thể rất cao.

Theo số liệu tổng kết của Cục Vệ sinh An toàn Thực phẩm như sau:

Năm

1999
 
2000
 
2001
 
2002
 
2003
 
2004
 
Số vụ
 
10
 
13
 
15
 
27
 
32
 
20
 
Số người mắc
 
1020
 
485
 
920
 
1991
 
2261
 
1263
 
Tử vong
 

 

 

 

 
2
 

 

NĐTP gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tổn thất nặng nề về kinh tế  làm xôn xao dư luận trong xã hội.



Để ngăn chặn, khống chế, tiến tới kiểm soát tình hình NĐTP và các bệnh truyền qua thực phẩm tại các bếp ăn tập thể, năm 2005 đã chọn chủ đề "Bếp ăn tập thể (phải là) bếp ăn an toàn" cho tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm:



1- Mục tiêu:



-     Đầu tư,  đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể  theo quy định của pháp luật (điều 4 Pháp lệnh VSATTP, điều 4 của nghị định 163/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Pháp lệnh VSATTP, quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế).



-     Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại các bếp ăn tập thể.



2- Đối tượng:



·      

Người quản lý, người Lãnh đạo các nhà máy, xí nghiệp, công ty, khu công nghiệp, trường học, các đơn vị có bếp ăn tập thể :



- Pháp lệnh VSATTP, Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh VSATTP.



-  Tiêu chuẩn về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn theo Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế.



·  

Ban quản lý các bếp ăn tập thể:



Tuyên truyền để đầu tư, đảm bảo đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể theo quy định của pháp luật (điều 4 của Pháp lệnh VSATTP, điều 4  của Nghị định 163/NĐ-CP hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của Pháp lệnh VSATTP, Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định có liên quan.



·  

Người chế biến, phục vụ tại các bếp ăn tập thể:



-     Được học tập kiến thức về VSATTP. 



-     Có kỹ năng thực hành tốt nguyên tắc chế biến thực phẩm an toàn.



-     Thực hành vệ sinh cá nhân tốt.



-     Thực hành tốt các quy định về điều kiện sức khỏe của người trực tiếp tham gia chế biến thực phẩm (Nghị định 163/NĐ-CP của Chính Phủ, hướng dẫn thi hành chi tiết một số điều của pháp lệnh VSATTP).



· 

Đối với người ăn tại các bếp ăn tập thể:



-     Thực hành bàn tay tốt.



-     Không ăn thức ăn nghi ngờ bị ôi, hỏng.



-     Không ăn tại những bếp ăn tập thể không đảm bảo vệ sinh an toàn.



-     Đấu tranh với các vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.



-     Khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.



CÁC VĂN BẢN PHÁP QUY VỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM



-       Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm".



-       Thông tư số 04/1998/TT-BYT ngày 23/3/1998 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh, dịch vụ và phục vụ ăn uống.



-       Quyết định số 4128/2001/QĐ-BYT ngày 03/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Quy định về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm tại các nhà ăn, bếp ăn tập thể và cơ sở kinh doanh chế biến suất ăn sẵn".

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận