Email Bản in

10 quan niệm sai lầm cần phác bác

Có một số quan niệm từ lâu không có ai đặt vấn đề nghi ngờ lại hoàn toàn không được minh chứng về mặt khoa học. Dưới đây xin giới thiệu một số ví dụ mà chúng ta không nên theo.

1 - Vitamin C phòng chứng sổ mũi

       Vitamin C không có khả năng tiêu diệt virút, nên không thể phòng chứng sổ mũi. Vitamin C chỉ có thể làm giảm chảy nước mũi trong vòng nửa ngày, nhưng với điều kiện hơn nữa là... phải dùng thường xuyên trước khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của chứng này. Vì khi đã có biểu hiện sổ mũi thì dùng vitamin C cũng là quá muộn rồi. Vậy, ta không có lý do gì để nhồi nhét mãi vitamin C, vì khi đã vượt quá liều lượng 2 gam/ngày thì ta có nguy cơ cảm nhận thấy những phản ứng phụ, đặc biệt là về đường ruột: nôn ói, tiêu chảy, đau quặn bụng...

       2 - Cho trẻ em bị tiêu chảy uống nước giải khát sôđa có côla

       Dạng nước giải khát không có khí cacbônic này không làm giảm chứng rối loạn tiêu hoá đó. Huyện thoại này có nguồn gốc từ những nước nghèo là nơi chỉ tìm thấy thứ giải khát duy nhất này. Trong trường hợp bị tiêu chảy, điều quan trọng là bù trừ nhanh chóng chống mất nước và chất khoáng từ cơ thể, mà nước giải khát có côla không chứa một loại muối nào. Hơn nữa, hàm lượng đường cao có thể làm tăng thêm rối loạn. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, giải pháp hữu hiệu nhất chống tiêu chảy là bù trừ nước.

       3 - Đọc sách ở chỗ tranh tối tranh sáng có hại cho mắt

       Đọc sách dưới ánh sáng yếu không hề gây hại cho mắt. Ta có thể biết thêm đôi chút về vấn đề này: trong hoàn cảnh đó, mắt phải làm việc nặng nhọc hơn, nên chóng mỏi mệt, dễ tạo điều kiện gây ra đau đầu và nôn ói. Những triệu chứng nhất thời này nhanh chóng biến mất khi ta ngừng đọc. Không hề có nguy cơ nào để trở thành khiếm thị!

       4 - Cho trẻ sơ sinh uống viên nén Fluo

       Ngược với điều mà ta nghĩ từ lâu, fluo có hiệu quả tốt hơn ở dạng kem đánh răng hơn là dạng viên nén hoặc giọt để phòng sâu răng. Cơ quan an toàn vệ sinh dược phẩm Pháp (Afssaps) khuyên: không có bổ sung fluo cho trẻ sơ sinh trước 6 tháng tuổi, nhưng cần chải răng ít nhất 1 lần/ngày bằng kem đánh răng có fluo cho trẻ từ 6 tháng tới 3 năm tuổi, và 2 lần/ngày cho trẻ từ 3 tới 6 tuổi (có ảnh minh hoạ).

       5 - Thắt garô để làm ngừng chảy máu

       Ngược với một ý niệm phổ biến thì việc đặt garô chỉ thực hiện như phương sách cuối cùng, vì không những gây ngừng lưu thông máu lâu có nguy cơ gây tê liệt chi, nhưng cũng còn vì cả sự bỏ garô có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong. Trong trường hợp có người bị chảy máu, ưu tiên nhất là báo động. Sau đó, cần cho nạn nhân nằm, đầu hơi thấp xuống và dùng các ngón tay ấn trực tiếp vào chỗ bị chảy máu- hoặc cách xa một chút nếu không thể ấn ngay đúng chỗ - cho tới khi cấp cứu y tế tới.

       6 - Uống sữa trong trường hợp bị khó tiêu do chất độc

       Sữa không phải là thuốc giải độc, mà có khi còn là ngược lại: chất béo có trong sữa giữ vai trò chất dẫn truyền và làm cho tiêu hoá và hấp thụ các chất độc tốt hơn. Trong trường hợp bị khó tiêu hoá do chất độc, điều cần thiết là không uống sữa, nước, ăn bánh mỳ và cũng không nên nôn ói nhiều quá. Cách tốt nhất là gọi cấp cứu hoặc trung tâm chống độc gần nhà mình nhất.

       7 - Hàn sẹo nhanh hơn với nước biển

       Nước biển không có tính sát trùng. Đôi khi nước biển còn là một dạng canh thang lưu cữu vi khuẩn có thể gây viêm, tức là làm cho vết thương nặng thêm. Không nói tới thành phần muối ăn có trong nước biển có tính gây bong mô, tức là có nguy cơ gây loét thêm vết thương và làm ngừng quá trình liền sẹo. Trong trường hợp đi tắm biển, tốt nhất là băng các vết thương nhỏ bằng băng gạc không thấm nước chuyên khoa khi vết thương chưa hoàn toàn liền sẹo, tức là vẩy sẹo chưa bong, và sau đó rửa lại bằng nước lạnh sạch sau khi thôi tắm biển (có ảnh minh hoạ).

       8 - Ngửa đầu ra phía sau để làm ngừng chảy máu cam

       Để làm ngừng chảy máu, phản xạ đầu tiên là xỉ mũi để tống các cục máu đông ra ngoài. Sau đó, ta chỉ cần đơn giản là dùng ngón tay ấn vào bên lỗ mũi bị chảy máu trong khoảng ít nhất là 10 phút, để khuỷu tay tì thật chắc lên bàn hoặc tay ghế. Ngược với ý niệm mà người ta tin thì bất kỳ trong thời điểm nào, ta không cần nằm hoặc ngửa đầu ra phía sau, vì trong tư thế đó máu chảy về phía sau họng, có thể gây nôn, nhưng chính sự chảy máu cũng không ngừng được vì không tạo ra được cục máu đông để bịt vết thương.

       9 - Trong trường hợp bị sốt hoặc mệt mỏi, rượu giúp lấy lại sức khoẻ

       Ngày xưa, rượu mạnh được dùng trong y học để giảm đau, hạ sốt hoặc làm dịu các cơn co thắt dạ dày. Do đó nảy sinh ra ý niệm cho rằng chỉ cần uống một chén rượu mạnh là lấy lại được sức khoẻ. Tất nhiên đó là một ý niệm sai lầm. Rượu dưới tất cả các dạng chế biến rượu hâm nóng và rượu grog (rượu mạnh hâm nóng pha chanh, đường)

 đều không kích thích được cơ thể. Ngược lại, rượu làm suy yếu đường thoát khí và cản trở đường thoát của vi khuẩn ra ngoài. Cũng không nên quên trong trường dùng rượu thuốc chữa bệnh, rất có thể có nhiều phản ứng phụ.

       10 - Thuốc kháng sinh gây mệt mỏi

       Tín điều này rất phổ biến. Tuy nhiên không phải là các thuốc kháng sinh gây mệt mỏi, mà chính do thể viêm mà thuốc đang chống lại. Không bao giờ nên ngừng đợt điều trị bằng kháng sinh với lý do là cảm thấy bị mệt mỏi, vì rất dễ có nguy cơ tái nhiễm, với mầm bệnh đã trở nên kháng thuốc, tức là khó tiêu diệt hơn. Sự thật là có một số loại kháng sinh gây khó chịu do các tác dụng phụ không mong muốn như gây nôn ói, đau bụng, dị ứng...

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận