Email Bản in

Kiến thức cơ bản về một Đông Dược

Tên khoa học. Mỗi cây thuốc có rất nhiều tên khác nhau, tùy vùng miền, tùy dân tộc. Do đó cần có tên khoa học để mọi nơi đều lấy đó làm chuẩn.

Khi nghiên cứu một cây con thuốc, chúng ta cần tìm hiểu một nội dung sau:

- Tên khoa học. Mỗi cây thuốc có rất nhiều tên khác nhau, tùy vùng miền, tùy dân tộc. Do đó cần có tên khoa học để mọi nơi đều lấy đó làm chuẩn.

- Nguồn gốc cây thuốc. Cây con thuốc tuy cùng tên nhưng chất lượng rất khác nhau tùy nơi trồng nuôi. Bởi vậy chọn lựa thuốc cần tìm đến nguồn gốc và nguồn gốc nổi tiếng của thuốc đó.

- Bộ phận dùng. Có thể lá, có thể là thân cành, có thể là rễ củ, có thể là hoa trái... Mỗi bộ phận đều có công năng tác dụng khác nhau nên ta phải biết dùng từng bộ phận.

- Bào chế. Có khi dược thảo chưa phải là thuốc mà phải bào chế để loại bỏ chất độc, chất thừa, để bổ sung, để tăng cường tác dụng. Chế phẩm sau khi được bào chế mới là thuốc đem dùng. Chất lượng cây con thuốc tùy thuộc vào thổ nhưỡng và vào kinh nghiệm lâu đời của người nuôi trồng. Chất lượng thuốc đã bào chế tùy thuộc vào kinh nghiệm, kỹ thuật và nghệ thuật pha tẩm truyền thống lâu đời. Phẩm chất thuốc kém (cũng như súng có đạn xấu) thì điều trị kém hiệu quả cho dù chẩn đoán đúng đến đâu.

- Tính vị, quy kinh. Cùng một cây thuốc nhưng được nghiên cứu và sử dụng theo phương pháp y học hiện đại thì chế phẩm đó được gọi là thuốc Tây, Tân dược. Cùng một loại cây thuốc nhưng được chế biến và sử dụng theo phương pháp Đông y thì đó là Đông dược. Nghiên cứu tính vị của thuốc để biết nó tương ứng với chức năng nền tảng nào (kinh nào). Do đó tính vị quy kinh có vai trò rất quan trọng trong sử dụng Đông dược.

- Công năng, chủ trị. Công năng của thuốc là tác dụng chung như thanh nhiệt tả hỏa, khu hàn hay ôn bổ... Các công năng này nói lên khả năng điều chỉnh các chức năng nền tảng và phổ biến.

Chủ trị là nhằm vào chứng bệnh cụ thể gì khi sử dụng thuốc có cùng công năng định hướng chung đó.

Phối hợp thuốc. Có khi chỉ cần dùng một vị thuốc, có khi phải kết hợp thêm hai ba vị để cộng hưởng phát huy tác dụng, có khi cả một bài thuốc. Lại có những thuốc kỵ nhau không nên dùng chung. Đây là kinh nghiệm quý cần tham khảo.

-   Liều dùng và thời điểm. Liều dùng thấp hơn hay cao hơn yêu cầu của cơ thể bệnh nhân đều ít có kết quả và có khi có tác dụng ngược. Thời điểm uống thuốc nhằm phát huy tác dụng của thuốc cần thiết.

-   Thành phần hóa học. Để biết các hoạt chất ở trong thuốc nhờ đó ta hiểu sâu hơn cấu tạo của thuốc. Đã có khuynh hướng tách các hoạt chất đó để làm thuốc.

-   Tác dụng dược lý. Nghiên cứu thuốc trên con vật thí nghiệm (thỏ, chuột,...) để phát hiện: Độc tính cấp và trường diễn và các công năng của thuốc như lợi tiểu, nhuận trường, chỉ khái...

Có hai trường phái dược học. Một trường phái hiện đại trên cơ sở khoa học Tây phương, còn một trường phái hiện đại trên cơ sở khoa học cổ truyền Đông phương. Nếu chúng ta kết hợp cả hai thì sở học về từng cây thuốc sẽ phong phú hơn nhiều.
 

BS. Trương Thìn (Cây thuốc quý - Số 156 - tháng 5/2010).

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận