Email Bản in

Những loại thức ăn chống ung thư

Ung thư là các bệnh có nhiều yếu tố, ngoại trừ thuốc lá, ta rất khó xác định được một thủ phạm gây ra bệnh...

Ung thư là các bệnh có nhiều yếu tố, ngoại trừ thuốc lá, ta rất khó xác định được một thủ phạm gây ra bệnh... Cũng giống như tới nay, ta không thể đưa ra lời khuyên về một loại thức ăn, mà chỉ riêng có nó là bảo vệ được cơ thể. Người thày thuốc chỉ có thể nói về các họ thức ăn, nên ưu tiên hoặc nên tránh vì chúng làm giảm hoặc làm tăng nguy cơ phát triển một dạng ung thư nào đó. Theo phương thức trên, rau, quả, gia vị và các loại rau thơm đem lại các vi nguyên tố dinh dưỡng có tác dụng chống ôxy hoá, và một vài thành phần, ví dụ vitamin B9, các flavonit và hợp chất có lưu huỳnh có tính hiệu chỉnh hệ miễn dịch và hệ chuyển hoá hoócmôn.

Tỏi: Tỏi được coi là “nhân viên quét dọn” với các ưu thế kháng khuẩn giúp giảm viêm răng lợi. Những người thường xuyên ăn tỏi ít gặp nguy cơ phát sinh ung thư dạ dày hoặc ruột kết so với những người không ăn tỏi tới 35%.
Liều lượng tốt: 5 ánh tỏi/ngày.
 
Bắp cải brocoli: Ởdạng tươi, bắp cải brocoli chứa sulforaphan nhiều hơn. Chất này tạo cho bắp cải brocoli tiềm năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày. Nhưng ăn bắp cải brocoli sống không mấy ngon lành, nên ta có thể ăn ở dạng nấu chín: 200 g cung cấp 100% nhu cầu cần thiết về vitamin C!
Liều lượng tốt: 200 g, 2 lần/tuần.
 
Bắp cải: Một nghiên cứu dịch tễ học tiến hành trên 30.000 đàn ông trong 4 năm khẳng định tác dụng bảo vệ của bắp cải chống ung thư tuyến tiền liệt: ăn hơn 1 lần/tuần thì nguy cơ ngày nào đó mắc dạng ác tính về ung thư tuyến tiền liệt giảm tới 52%.
Liều lượng tốt: ít nhất 1 lần/tuần.
Nên ăn ở dạng hấp chín bằng hơi nước hoặc luộc không đậy vung nồi.
 
Quả kiwi: Ta đã biết rõ quả kiwi giàu vitamin C và có tính nhuận tràng. Quả kiwi kích hoạt tuần hoàn máu và bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim-mạch. Theo một nghiên cứu đã phát hiện thấy ăn quả kiwi làm tăng năng lực chống ôxy hoá của huyết tương, và như vậy làm giảm nguy cơ bị ung thư huyết tương.
Liều lượng tốt: 3-5 quả/tuần.
 
Cây mùi tây: Các chất flavonoit cây mùi tây (chống ôxy hoá) làm chậm quá trình lão hoá và chất apigenin (cũng là 1 flavonoit) có tính kháng ung thư đặc biệt.
Liều lượng tốt: 1 thìa canh/ngày, dùng trộn với salat, cá, rau nấu chín... và dùng luân phiên với rau xếp phơi (cerfeuil), rau mùi, nghệ vì cây mùi tây cùng “họ” với chúng
 
Quả nho: Thành phần trong nho có tính kháng ung thư là chất resveratrol (chống ôxy hoá thuộc họ các polyphenol) có trong vỏ quả.
Chọn mua loại nho thật chín, ưu tiên cho nho trồng sinh học vì hàm lượng resveratrol được bảo toàn.
Liều lượng tốt: 3 chùm/tuần trong mùa nho.
 
Trà xanh: Trà xanh chứa nhiều chất polyphenol, đặc biệt là epigallocatechin gallat (ECCG) là chất cực mạnh chống các cơ chế di căn tới các mô và hình thành các động mạch mới do tế bào ung thư gây ra.
Trà xanh tẩy độc tốt cho cơ thể, đặc biệt qua kích hoạt cơ chế hoạt động của gan, nên giúp loại bỏ độc tố ung thư nhanh hơn.
Liều lượng tốt: 2-3 tách trà/ngày.
 
Quả cà chua: Tỷ lệ về ung thư (đặc biệt là ung thư phổi và dạ dày) thường thấp hơn ở những người ăn nhiều cà chua, nhờ sự có mặt của lycopen, một chất chống ôxy hoá cực mạnh.
Liều lượng tốt: 1 khẩu phần cà chua/ngày, tức là 250 ml nước ép cà chua.
Các giống cà chua Torino và Romanella de Savéol có hàm lượng lycopen cao gấp 2 lần so với giống cà chua tiêu chuẩn.
                                                                                Theo Santé, NĐ

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận