Email Bản in

Sốt Dengue - Sốt xuất huyết

 

Chẩn đoán

Chẩn đoán nguyên nhân là cực kỳ quan trọng và cần thiết nếu xét trên phương diện sức khỏe cộng đồng nhưng lại tỏ ra không cần thiết cho việc thiết lập một chế độ  điều trị hỗ trợ sớm cho bệnh nhân. Chẩn đoán Dengue thường dựa vào các yếu tố dịch tễ, biểu hiện lâm sàng như trình bày ở trên cũng như dựa vào các xét nghiệm đơn giản: số lượng bạch cầu, số lượng tiểu cầu và hematocrit.
- Số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi: Dengue xuất huyết thường có giảm bạch cầu. Trường hợp tăng bạch cầu và tăng bạch cầu trung tính thường là cơ sở để loại trừ  Dengue xuất huyết.
Giảm tiểu cầu (dưới 100.000/mm³): Cần làm số lượng tiểu cầu ở bất kỳ  bệnh nhân nào nghi ngờ sốt xuất huyết Dengue. Tiểu cầu càng giảm, nguy cơ xuất huyết càng cao.
- Hematocrit: Khi giá trị  hematocrit tăng trên 20% so với trị số bình thường trước đó thì bệnh nhân được coi là có  cô đặc máu, một tiêu chuẩn chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue. Nếu không biết được giá trị hematocrit bình thường của bệnh nhân thì có thể  xem giá trị trên 45% là mốc chẩn đoán.
Một số xét nghiệm khác nhằm đánh giá mức độ bệnh: điện giải  đồ, khí máu, chức năng đông máu, men gan, Xquang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch màng phổi.
- Chẩn đoán nguyên nhân: có  thể thể hiện mầm bệnh trong máu và huyết thanh bằng phương pháp phân lập virut, xác định kháng nguyên virut bằng các phương pháp miễn dịch hoặc phát hiện bộ gen của virut bằng kỹ thuật khuếch đại chuỗi ADN (PCR).
- Chẩn đoán huyết thanh học thông qua phương pháp xác định IgM bằng kỹ thuật hấp phụ miễn dịch gắn kết enzym (MAC - ELISA) ở  hai mẫu máu bệnh nhân lấy cách nhau 14 ngày. Mẫu máu thứ  nhất lấy trước ngày thứ 7 của bệnh cũng có  thể có ích trong việc phân lập virut bằng cách cấy vào tế bào của muỗi A. albopictus. Sau đó, việc  định danh vi khuẩn có thể thực hiện nhờ xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang sử dụng kháng thể  đơn dòng.
Ở bệnh nhân tử vong, chẩn đoán có thể thực hiện bằng phương pháp phân lập virut hoặc xác định kháng nguyên virut (phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp) từ hai mẫu bệnh phẩm (gan, lách, hạch bạch huyết, tuyến ức).
 

Dự phòng đẩy lùi sốt xuất huyết
Vaccin
Lý tưởng nhất là có một vaccin có thể chống lại cả bốn loại huyết thanh virut gây bệnh. Nhưng một loại huyết thanh như vậy hiện nay vẫn chưa có sẵn. Hiện nay vaccin chống SXH cả 4 týp siêu vi Dengue đang ở pha 2 thử nghiệm lâm sàng. 
Kiểm soát véc-tơ truyền bệnh
Hiện tại, kiểm soát véc-tơ truyền bệnh được xem là phương pháp phòng bệnh duy nhất có hiệu quả. Kiểm soát các véc-tơ Aedes có thể  làm giảm đáng kể tỉ lệ mắc bệnh Dengue. Trong những năm 1950 đến 1960, Tổ chức Y tế toàn châu Mỹ (Pan American Health Organization) đã thành công trong việc diệt sạch Aedes aegypti ở nhiều vùng thuộc Trung và Nam Mỹ, trong thời gian này, các vụ  dịch Dengue rất hiếm ở châu Mỹ. Tuy nhiên sau khi chương trình ngừng lại thì Aedes aegypti và sau đó là Dengue tái xuất hiện.
Phương pháp chính để kiểm soát số lượng muỗi Aedes là giảm thiểu các khu vực có nước đọng, là nơi đẻ trứng của muỗi. Đậy kín các dụng cụ chứa nước, giảm tối đa các vật dụng có thể chứa nước mưa (lốp xe cũ, chén bát cũ...), hay nước sạch như bình bông, bàn cầu trong các phòng trống không có người ở, hầm nước ở các chung cư. Có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Trong vụ dịch đôi khi phải cần đến phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.
Cũng giống như tất cả các bệnh lây truyền do arbovirus khác, các phương pháp bảo hộ cá nhân như mặc tất, vớ dài, dùng thuốc xua muỗi, tránh nhưng nơi có mật độ véc-tơ truyền bệnh cao. Một điểm đặc biệt là muỗi Aedes aegypti hoạt động vào ban ngày nên việc phòng tránh có khác so với các loại muỗi chỉ  hoạt động ban đêm như Anophele và Culex.
Truyền thông giáo dục sức khỏe
Việc nâng cao ý thức cộng đồng về nguy cơ của bệnh, các phương pháp phòng bệnh cũng như khả năng nhận biết bệnh và  bệnh nặng có ý nghĩa rất quan trọng

Báo Sức Khỏe & Đời Sống Số 144 Ngày 9/9/2010  Trang chương trình mục tiêu  Quốc Gia

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận