Email Bản in

Vôi răng và những tác hại lớn tới sức khoẻ răng miệng

 

Vôi răng đơn giản chỉ là những mảng bám thức ăn tích tụ lâu ngày trên bề mặt răng. Vôi răng là "nơi cư ngụ" của nhiều loại vi khuẩn gây ra nhiều phiền toái cho sức khỏe răng miệng. Vì vậy, lấy vôi răng và làm sạch vôi răng không chỉ mục đích thẩm mỹ mà còn vì sức khỏe răng miệng  của bạn.
 
Vì sao phải lấy vôi răng định kỳ
 
Khi ăn xong, nếu không chải răng ngay thì khoảng 15 phút sau có 1 lớp màng mỏng bám trên bề mặt răng gọi là màng bám. Nếu màng bám không được làm sạch, các vi khuẩn bám vào màng này và tích tụ ngày càng dày lên, gọi là mảng bám. Lúc này, các mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong miệng tiếp tục bám vào mảng bám hình thành nên những mảng cứng bám xung quanh cổ răng gọi là vôi răng.
 
Vôi răng là chất cặn lắng cứng có màu vàng nâu, thường đóng xung quanh cổ răng. Thành phần của vôi răng gồm carbonat canxi và photphate phối hợp với cặn mềm (mảnh vụn thức ăn, các chất khoáng trong môi trường miệng), vi khuẩn, xác các tế bào biểu mô. Ngoài ra, còn có sự lắng đọng sắt của huyết thanh trong máu, nước bọt. Vôi răng có thể gây viêm nướu và có mùi hôi. Đặc biệt, vôi răng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm nha chu.
 
Viêm nha chu - biểu hiện thường thấy là nướu viêm đỏ, dễ chảy máu, chảy mủ, tiêu xương ổ răng, răng lung lay và cuối cùng là rụng răng! Răng rung lay là nỗi sợ hãi và ám ảnh của nhiều người. Nhưng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh nguy hiểm này lại xuất phát từ những điều đơn giản hàng ngày: vệ sinh răng miệng không đúng cách, không lấy vôi răng định kỳ 6 tháng/lần!
 
Bệnh nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: viêm nướu và viêm nha chu. Ở giai đoạn nướu bị viêm, nếu được điều trị kịp thời, bệnh sẽ khỏi hẳn. Nếu không điều trị, tình trạng viêm nướu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng phá hủy mô và gây viêm nha chu. Lúc đó, dù điều trị thế nào cũng không thể hồi phục như cũ, vì bệnh đã phá hủy các mô nâng đỡ răng sâu bên dưới nướu như xương,dây chằng nha chu và xê-măng. Dần dần, bệnh càng tiến triển khiến hiện tượng tiêu xương ngày một trầm trọng, răng lung lay, đôi khi không giữ được và phải nhổ đi!
 
Để phòng bệnh nha chu, điều quan trọng nhất là đánh răng đều đặn sau các bữa ăn và trước khi đi ngủ để loại bỏ mảng bám vi khuẩn trên bề mặt răng và khe nướu, đảm bảo được sức khỏe răng miệng. Đặc biệt, 6 tháng một lần phải lấy sạch vôi răng, mảng bám ở những nơi bàn chải không làm sạch được như kẽ răng, các mặt xa ở răng hàm, ở những vùng răng giả.
 
Quy trình lấy vôi răng tại nha khoa thẩm mỹ 126
 
Quy trình lấy vôi răng tuy đơn giản nhưng đặc biệt cần ở người nha sĩ sự tỉ mỉ, kỹ và nhẹ nhàng, vì miệng bệnh nhân rất nhạy cảm, chỉ cần sơ xuất nhỏ là có thể gây ra những hậu quả khó lường cho bệnh nhân và cả uy tín của nha khoa.
 
Toàn bộ răng được làm sạch bởi máy cạo vôi răng bằng siêu âm, với những đầu insert chuyên dùng. Đầu tiên răng được nạo sạch để loại bỏ mảng bám và vôi đã bám cứng trên răng. Sau đó là đến phần thân răng nằm sau dưới nướu cũng được làm sạch và nhẵn. Điều này sẽ loại bỏ được bất kỳ mảng bám nào dù là cứng nhất một cách dễ dàng. Cuối cùng, một chổi đánh bóng và chất đánh bóng được sử dụng để làm bóng mặt trong cũng như mặt ngoài của răng. Mục đích của việc đánh bóng bề mặt răng sẽ làm bề mặt này mịn và giúp ngăn cản, giảm thiểu sự tích lũy mảng bám trên răng.
 
Việc làm sạch răng sẽ không có bất kỳ sự tiếp xúc nào lên bề mặt răng nên không gây bất kỳ ảnh hưởng nào tới cấu trúc răng hay men răng.
 
Sức khỏe và đời sống - số 591 tháng 4/2010.
Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận