Email Bản in

Ai biết? Hỏi ai? Vì sao tai ngựa thường vẫy?

Cũng như những loài động vật khác, ngựa dùng tai làm cơ quan thính giác. Nhưng có một điều lý thú khi ngựa dùng tai làm cơ quan để thể hiện tình cảm như “buồn”, “vui”, “giận”, “thích”...

Thơ nuôi dưỡng ngựa thông thường quan sát “thần thái”, cơ trên người ngựa, động tác của các cơ trên mặt, tình hình hoạt động của đuôi, tứ chi và tiếng hí... Ví dụ khi ngựa đói, nếu chưa có thể kịp thời cho ăn, ngựa sẽ nôn nóng dùng chân trước không ngừng đập xuống đất. Khi bị giật mình, ngựa sẽ duỗi chân sau ra, dùng chân sau đá loạn, biểu cảm của nó thể hiện rõ nhất là trên nét mặt. Trong đó biểu cảm càng rõ hơn là tai, mũi, mắt. Trong những cơ quan này “biểu cảm” dễ nhất bị người ta quan sát cảm nhận là tai, do đó thợ nuôi dưỡng ngựa giàu kinh nghiệm có thể biết tâm tình của nó từ sự “biểu cảm” của tai ngựa.

Khi ngựa “tâm tính dễ chịu”, tai dựng lên thẳng, gốc tai rất có lực, chỉ thường hơi lay động. Khi tâm tình của nó không vui, tai liền không ngừng lay động trước sau. Khi căng thẳng, nó liền ngẩng mặt lên cao, tai dựng thẳng về hai bên. Khi phấn chấn, tai của nó thông thường đều ngả về phía sau; Sau khi lao động, nó cảm thấy rất mệt mỏi, gốc tai lộ rõ vẻ mệt mỏi, tai ngả về phía trước hoặc hai bên.Khi buồn ngủ mà muốn nghỉ ngơi, tai ngựa rủ về hai bên. Khi sợ hãi, tai ngựa không ngừng lay động một cách căng thẳng, mà còn phát ra từ mũi một loại âm thanh dân gian gọi nó là “âm mũi”. Trong đêm, tình trạng này đặc biệt nhiều.

Khi quan sát tai ngựa ta có thể biết tâm tình khác nhau của chúng, nếu lại nhìn biểu cảm của mũi và mắt nó, động tác dao động của đuôi nó thì có thể tìm hiểu rất nhiều về tình cảm của ngựa.

 

Các tin khác

Cần phải có tất cả thông tin.

Người gởi
Người nhận